Cách lắp đèn chùm lên trần thạch cao cực chuẩn chỉ với 8 bước

By Test test
Ngày đăng : 09-10-2024
440

Bạn vừa sửa lại phòng hoặc mới xây nhà, có phần trần làm bằng thạch cao, muốn mua đèn chùm về tân trang, tô điểm cho không gian sống thêm tươi mới. Nhưng bạn chưa có kinh nghiệm, thuê ngoài lại e ngại chi phí quá cao, muốn tự tay lắp đặt. 

Bật mí cách lắp đèn chùm lên trần thạch cao cực đơn giản chỉ với 8 bước cho bạn đây. Bỏ túi và áp dụng ngay để có ngay chiếc đèn trang trí đẹp tuyệt và chắc chắn, không sợ rơi vỡ nhé!

Mách bạn chi tiết cách lắp đèn chùm lên trần thạch cao cực chuẩn chỉ với 8 bước siêu đơn giản ngay tại nhà

Mách bạn chi tiết cách lắp đèn chùm lên trần thạch cao cực chuẩn chỉ với 8 bước siêu đơn giản ngay tại nhà

Chuẩn bị: Kiểm tra chất lượng trần thạch cao

Kể cả trần thạch cao nhà bạn đã từng lắp hoặc chưa từng gắn đèn chùm rồi thì bạn cũng cần có bước kiểm tra chất lượng trần cẩn thận trước khi chuyển sang các bước tiếp theo. Nguyên nhân là do nếu nhà bạn đã từng lắp thì nhiều khả năng trần đã bị xuống cấp, không đủ cứng cáp để lắp đèn. 

Ngược lại, nếu nhà bạn chưa từnglắp đèn chùm trần thạch cao, nếu lắp trúng khu vực xung quanh thường không có dầm xà, rất nguy hiểm nếu lỡ đèn chùm quá nặng hoặc khi bạn thao tác chưa đúng. Cách kiểm tra chất lượng trần chuẩn chỉnh có ngay đây, bạn theo dõi để áp dụng, đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình nhé!

Trường hợp trần chưa từng lắp đèn chùm

Trong trường hợp nhà bạn chưa từng lắp đèn chùm trần thạch cao thì bạn cần kiểm tra, đo đạc trần kỹ lưỡng và chỉ tiến hành thao tác lắp đèn khi trần đáp ứng đầy đủ 3 yếu tố sau đây:

  •   - Có trần bê tông hoặc xà gồ chắc chắn ngay phía trên trần thạch cao

  •   - Khoảng cách từ trần thạch cao đến xà gồ/trần bê tông dưới 60cm

  •   - Có nguồn điện gần đó (tối đa 2m) để thực hiện cấp điện cho đèn chùm

Nếu trần thạch cao không đáp ứng các điều kiện trên, bạn nên tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm hoặc chuyên gia, kỹ sư để được tư vấn và hướng dẫn nếu muốn lắp đèn chùm, tránh việc tự ý lắp gây nguy hiểm cho bản thân nhé.

Kiểm tra, đo đạc trần kỹ lưỡng và chỉ tiến hành thao tác lắp đèn khi trần đáp ứng đầy đủ các yếu tố

Kiểm tra, đo đạc trần kỹ lưỡng và chỉ tiến hành thao tác lắp đèn khi trần đáp ứng đầy đủ các yếu tố

Trần đã từng lắp đèn chùm lên trần thạch cao

Nếu nhà bạn đã từng lắp đèn chùm trên trần thạch cao thì trước tiên, bạn cần tháo đèn cũ ra rồi mới tiến hành lắp đèn mới. Lưu ý là bạn cần tháo đúng cách để hạn chế hư, vỡ trần, giữ nền trần đẹp để đèn chùm mới được cố định chắc chắn và mang tính thẩm mỹ cao hơn. Cách tháo cụ thể bạn theo dõi ngay sau đây:

Bước 1: Tắt nguồn điện

Bạn thực hiện bật và tắt công tắc đèn 1 - 2 lần để chắc chắn rằng không có nguồn điện chạy đến đèn chùm, giúp hạn chế nguy cơ giật và cháy nổ điện rất nguy hiểm. 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bút thử điện chỉ vào khu vực xung quanh bóng đèn để đảm bảo đèn không còn điện, giữ an toàn tối ưu cho bản thân. 

Bước 2: Tháo rời chân các bộ phận của đèn

Kế đến, bạn tháo rời bóng đèn, chụp đèn, phụ kiện trang trí ra khỏi chân đèn để các phụ kiện không bị rơi vỡ, sứt mẻ trong quá trình lắp đặt.

Bước 3: Gỡ móc nối ở chân đèn

Cuối cùng, bạn vặn ốc, gỡ móc nối và tháo rời chân đèn ra khỏi trần thạch cao. Dùng khăn khô vệ sinh trần sạch sẽ, phủ hết mạng nhện, mảng bám đi để chuẩn bị lắp đèn chùm mới lên.

Gỡ đèn chùm cũ cẩn thận để tránh làm hư vỡ trần, giữ nền trần thạch cao đẹp để lắp đèn chùm mới lên

Gỡ đèn chùm cũ cẩn thận để tránh làm hư vỡ trần, giữ nền trần thạch cao đẹp để lắp đèn chùm mới lên

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ để lắp đèn

Việc chuẩn bị dụng cụ đầy đủ sẽ giúp quá trình lắp đèn chùm lên trần thạch cao trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn, tránh trường hợp thiếu tua vít, khoan,... phải leo lên leo xuống cầu thang, giàn giáo rồi lục tìm, chạy đi mua rất mất thời gian. Những dụng cụ bạn cần chuẩn bị trước khi bắt tay vào việc lắp đặt là: 

  •   - Tăng phô (nguồn driver) đi liền với đèn

  •   - Tua vít

  •   - Găng tay

  •   - Kính an toàn

  •   - Thang gấp (với đèn chùm nhỏ), giàn giáo (với đèn chùm lớn, cần từ 2 người lắp đặt trở lên)

  •   - Kìm

  •   - Bộ khoan

  •   - Bút thử điện

  •   - Vít nở chuyên dụng lắp đèn

  •   - Tắc kê sắt, tắc kê đạn,…

Mẹo nhỏ là bạn nên chọn vít nở chuyên dụng dạng nở rút để giữ đèn chắc hơn, hạn chế lung lay và rơi vỡ trong quá trình sử dụng. 

Bên cạnh đó, với những mẫu đèn chùm lớn, trọng lượng nặng bạn ưu tiên dùng giàn giáo thay vì thang gấp để có điểm tựa chân vững chắc, đảm bảo sự an toàn, không sợ bị té ngã khi lắp đặt đèn chùm.

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ là bước đầu tiên đảm bảo cách lắp đèn chùm lên trần thạch cao được thực hiện đúng

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ là bước đầu tiên đảm bảo cách lắp đèn chùm lên trần thạch cao được thực hiện đúng

Bước 2: Ngắt nguồn điện

Bạn ngắt nguồn điện xung quanh khu vực lắp đèn chùm để tránh nguy cơ chập, cháy điện. Sau khi ngắt, bạn sử dụng bút thử điện đặt gần nguồn điện để kiểm tra chắc chắn xem điện đã được tắt chưa. 

Nếu thấy bút nháy đỏ và kêu tít tít thì bạn cần rà soát lại lần nữa, xem dây điện có đang bị rò rỉ ở đâu không, rồi tiến hành lắp nối điện lại. 

Sau đó lại tiếp tục lặp lại như vậy cho đến khi đảm bảo không còn nguồn điện nữa thì mới bắt đầu lắp đèn lên trần thạch cao. 

Lưu ý: Riêng đối với những trần thạch cao đã từng lắp đèn chùm và đã thực hiện bước 0 rồi thì có thể bỏ qua bước 2 này nhé.

Ngắt nguồn điện sau đó sử dụng bút thử điện đặt gần nguồn điện để kiểm tra chắc chắn xem điện đã được tắt chưa

Ngắt nguồn điện sau đó sử dụng bút thử điện đặt gần nguồn điện để kiểm tra chắc chắn xem điện đã được tắt chưa

Bước 3: Khoan/cắt trần thạch cao

Việc khoăn/cắt trần thạch cao nhằm mục đích để tiếp cận với phần kết cấu phía trên là bê tông hoặc xà gồ. Phần trần này sẽ có kết cấu vững chắc, giữ được đèn cố định, không sợ rơi vỡ trong suốt thời gian sử dụng. Tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của đèn mà bạn chọn thao tác khoan hoặc cắt phù hợp. Cụ thể:

1- Đèn nhẹ

Đối với những mẫu đèn chùm có trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ vừa thì bạn không cần cắt trần thạch cao mà chỉ cần sử dụng máy khoan trực tiếp vào bề mặt trần là được. Lưu ý cách lắp đèn chùm lên trần thạch cao đúng là phải khoan xuyên qua xương đỡ trần thạch cao và lấy dấu trên trần. 

Tiếp theo dùng tắc kê chuyên dụng cho trần dạng thạch cao (tắc kê bướm, tắc kê sắt nở) để bắt vít vào trần. Cuối cùng xiết vít thật chặt và chuyển sang bước cố định chân đèn vào trần bạn nhé.

Khoan/cắt trần thạch cao để tiếp xúc với phần bề mặt vững chắc phía trên

Khoan/cắt trần thạch cao để tiếp xúc với phần bề mặt vững chắc phía trên

2- Đèn nặng: 

Những mẫu đèn chùm nặng, kích thước đồ sộ thì cần phải cắt trần thạch cao, đồng thời cố định đèn qua chân xà gồ để đảm bảo sự chắc chắn, hạn chế đèn bị lung lay rơi vỡ trong thời gian sử dụng gây nguy hiểm cho người nhà và bản thân.

Ở bước cắt trần này, bạn lưu ý cắt thật kéo, lỗ nhỏ vừa đủ để chụp che móc treo đèn là được, đừng khoét trần quá to sẽ làm xấu trần, mất thẩm mỹ, làm giảm vẻ đẹp vốn có của đèn chùm trang trí.

Lưu ý cắt trần thạch cao với lỗ nhỏ vừa phải, tránh cắt quá to sẽ gây mất thẩm mỹ, giảm vẻ đẹp đèn chùm

Lưu ý cắt trần thạch cao với lỗ nhỏ vừa phải, tránh cắt quá to sẽ gây mất thẩm mỹ, giảm vẻ đẹp đèn chùm

Bước 4: Cố định chân đèn vào xà gồ/bề mặt trần bê tông

Ở bước này, bạn thực hiện cố định chân đèn vào xà gồ/bề mặt trần bê tông để đảm bảo đèn bám vững chắc xuyên suốt thời gian sử dụng. 

Đối với loại đèn chùm có chân, bạn khéo léo gắn chân đèn vào phần xà gồ/trần bê tông phía trên, sau đó nhét ốc và dùng tua vít vặn đều ngược chiều kim đồng hồ để khóa chết, giữ đèn vững chắc.

Một số mẫu đèn chùm sử dụng móc treo thay vì dạng chân đứng thì bạn thiết kế một thanh sắt ngang, độ dài vừa phải, bắn cố định bằng ốc vào xà gồ, sau đó treo móc đèn chùm lên. 

Để đảm bảo đèn bám chắc, không bị rơi, bạn có thể bắn hẳn 2 thanh sắt gần sát nhau và treo móc đèn lên đồng thời cả hai thanh này, trọng lượng của đèn chùm sẽ được chia đều hai thanh ra nên bạn yên tâm về độ vững chắc nhé.

Cố định chân đèn vào xà gồ/bề mặt trần bê tông phía trên trần thạch cao là bược quan trọng trong cách lắp đèn chùm lên trần thạch cao

Cố định chân đèn vào xà gồ/bề mặt trần bê tông phía trên trần thạch cao là bược quan trọng trong cách lắp đèn chùm lên trần thạch cao

Bước 5: Treo đèn chùm lên

Trước khi treo đèn chùm lên, bạn giữ đèn ở trạng thái cân bằng, sau đó từ từ nâng đèn cao lên cho đến khi trùng khớp với vị trí lắp đèn. Chú ý quan sát kỹ để tránh móc đèn bị lệch, ảnh hưởng đến vị trí chiếu sáng cũng như không đảm bảo được tính an toàn. 

Ngoài ra bạn cũng nhớ đặt dây nối điện ở trên đỉnh đèn và khéo léo rẽ dây về tới nguồn điện chính để đèn sáng rõ, giảm nguy cơ chậm cháy khi mở đèn nhé.

Giữ đèn ở trạng thái cân bằng, sau đó từ từ nâng đèn cao lên cho đến khi trùng khớp với vị trí lắp đèn

Giữ đèn ở trạng thái cân bằng, sau đó từ từ nâng đèn cao lên cho đến khi trùng khớp với vị trí lắp đèn

Bước 6: Chốt ốc vít để giữ đèn vững chắc

Sau khi treo đèn chùm lên, bạn chốt hạ các ốc vít của đèn thật chặt chẽ, chắc chắn nhằm mục đích cho đèn được cân đối, không xê dịch, không rơi vỡ. 

Lưu ý là bạn chốt đồng thời cả chân đèn, thân đèn và bóng với nhau, và vặn thật chặt các điểm nối của chi tiết trang trí để đèn chùm đẹp và chắc chắn, dù dùng lâu cũng không sợ hỏng hóc.

Chốt hạ các ốc vít của đèn thật chặt chẽ, chắc chắn nhằm mục đích cho đèn được cân đối

Chốt hạ các ốc vít của đèn thật chặt chẽ, chắc chắn nhằm mục đích cho đèn được cân đối

Bước 7: Kiểm tra và lắp hoàn thiện các bộ phận của đèn

Bước kiểm tra là một bước cực kỳ quan trọng khi lắp đèn chùm trần thạch cao vì đây là bề mặt có chất liệu bám yếu, dễ bị bong tróc nếu tác động mạnh. Nếu kiểm tra không kỹ càng, trần bị nứt vỡ mà đèn chùm lại nặng, thời gian lâu nguy cơ rơi rớt và hư vỡ là rất cao, rất nguy hiểm.

Cụ thể, bạn kiểm tra bắt đầu từ chỗ nối chân đèn và xà gồ/trần bê tông phía trên, sau đó kiểm đến phần bóng đèn và các chi tiết trang trí. 

Nếu có bộ phận nào lắp sót, chưa hoàn thiện (chẳng hạn như dây đèn, bóng phụ) thì bạn tiến hành lắp lại luôn ở ngay bước này nhé. Bạn có thể dùng tay cầm chân đèn và lắc nhẹ để đảm bảo đèn đã được cố định chắc chắn. 

Cuối cùng, bạn bóc hết các lớp nilon bảo vệ trên bề mặt đèn để đèn sáng tự nhiên, lấp lánh và tô điểm thêm sự sinh động cho căn phòng.

Hoàn thiện các bộ phận, chi tiết nhỏ cho đèn chùm và kiểm tra lại nhé

Hoàn thiện các bộ phận, chi tiết nhỏ cho đèn chùm và kiểm tra lại nhé

Bước 8: Đi nguồn điện và kiểm tra

Hoàn tất việc lắp đèn chùm trần thạch cao xong, bạn tiến hành đi nguồn điện nhé. Tùy sở thích và điều kiện thực tế mà bạn chọn đi điện âm trần hoặc đi điện nổi. Tuy nhiên ưu tiên loại đi nguồn điện âm trần vì trần thạch cao rất dễ lộ dây điện, nếu đi điện nổi sẽ làm giảm bớt vẻ đẹp của trần nhà. 

Hầu hết các mẫu đèn chùm bày bán trên thị trường đều là loại 220V nên bạn chỉ cần đấu dây trực tiếp vào điện lưới đang sử dụng tại nhà là được, không cần thông qua ổn áp hay module tăng áp gì cả. 

Tuy nhiên, để phòng ngừa trường hợp nguồn điện bị chập chờn, cúp điện bất ngờ, bạn có thể tậu thêm bộ ổn áp để giữ nguồn điện đến đèn chùm luôn được duy trì ổn định, đảm bảo tuổi thọ cao nhất.

Ưu tiên đi nguồn điện âm trần để tối ưu nét thẩm mỹ khi lắp đèn chùm trần thạch cao

Ưu tiên đi nguồn điện âm trần để tối ưu nét thẩm mỹ khi lắp đèn chùm trần thạch cao 

Sau cùng, bạn cắm dây điện vào nguồn, quan sát xem các bóng đèn đã sáng hết chưa, nếu có bóng chưa sáng thì bạn ngắt điện, kiểm tra và điều chỉnh lại nhé. Giờ thì tận hưởng không gian sống tươi đẹp cùng chiếc đèn chùm tự lắp ưng ý thôi!

Trên đây là hướng dẫn cách lắp đèn chùm lên trần thạch cao cực chuẩn chỉ 8 bước, đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà. Bạn áp dụng ngay để đảm bảo lắp đèn đẹp, chắc chắn, giữ được hướng sáng và độ sáng như ý nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, bạn để lại bình luận ngay bên dưới để được Apollo Home hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng!

Google Map Đường đi
Chat Facebook (8h-20h)
Chat Zalo (8h-20h)
09.1541.9868 (8h-20h)