Đèn chùm trang trí là gợi ý tuyệt vời cho gia chủ muốn tạo điểm nhấn và tăng nét thanh lịch cho không gian sống. Bạn muốn sử dụng đèn chùm trong nhà, hoặc đã sở hữu sản phẩm nhưng chưa biết cách lắp đặt, thuê ngoài thì lại sợ tốn kém chi phí và không đúng ý? Vậy bỏ túi ngay cách lắp đèn chùm tại gia siêu đơn giản với 8 bước sau nhé, đảm bảo đèn chắc chắn và bền đẹp theo thời gian!

Lắp đèn chùm tại gia thật đơn giản với 8 bước lắp cực chi tiết sau đây

Lắp đèn chùm tại gia thật đơn giản với 8 bước lắp cực chi tiết sau đây

1. Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lắp đèn chùm

Sau khi đèn chùm thành hình, bạn chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ dưới đây để bắt tay vào lắp đèn chùm lên trần nhà:

1.1. Tăng phô (nguồn driver) đi liền với đèn

Tăng phô cũng thường được gọi là nguồn Driver hoặc chấn lưu với công dụng chính là giới hạn dòng điện chạy trong mạch, ngăn ngừa nguy cơ điện quá cao gây cháy bóng và cân đối điện thế chính xác cho đèn sáng đều và rõ. Nguồn điện ở các hộ gia đình tương đối ổn định nhưng đôi khi vẫn có trường hợp tăng hạ bất thường, do vậy để nâng cao tuổi thọ cho bóng đèn chùm, bạn nên gắn thêm tăng phô vào đèn trước khi kết nối dòng điện.

Tăng phô (nguồn driver) đi liền với đèn là không thể thiếu khi lắp đèn chùm tại gia

Tăng phô (nguồn driver) đi liền với đèn là không thể thiếu khi lắp đèn chùm tại gia

Khi chọn tăng phô, bạn nên kiểm tra trước bằng cách cắm hai đầu dây của thiết bị vào nguồn điện, nếu có tia lửa tóe ra, hoặc cầu chì bị đứt thì nghĩa là tăng phô đã bị hư hỏng. Lúc này, bạn tuyệt đối không sử dụng nữa vì kết nối với đèn và sẽ gây cháy nổ ngay, rất nguy hiểm. Ngược đèn, nếu không có dấu hiệu gì xảy ra sau khi cắm tăng phô thì bạn có thể dùng để gắn vào đèn chùm. 

1.2. Băng keo điện, bút thử điện 

Đây là dụng cụ nhất định phải có trước khi bạn thực hiện lắp đèn chùm. Công dụng cực quan trọng của bút thử điện là để kiểm tra xem có đúng là dòng điện đã được ngắt chưa, đảm bảo an toàn tối đa cho người lắp. 

Băng keo điện thì để ngăn cách nguồn điện cùng đèn, như vậy bạn sẽ không lo sợ bị giật điện gây nguy hiểm cho sức khỏe trong quá trình gắn đèn nữa.

Kiểm tra nguồn điện đã ngắt hay chưa với bút thử điện để không bị giật điện khi lắp đèn

Kiểm tra nguồn điện đã ngắt hay chưa với bút thử điện để không bị giật điện khi lắp đèn

Đối với bút thử điện, bạn ưu tiên chọn loại âm tường vì cách sử dụng rất đơn giản và độ chính xác cao. Không cần tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện mà chỉ cần để bút cách dòng điện 1 - 2 cm thôi là được, nếu có điện bút sẽ sáng đèn và kêu tít tít. Loại bút này cực nhanh nhạy, giúp phát hiện được nguồn điện thấp từ 90V và cao đến 1000V.  

Băng keo điện thì nên chọn loại có chất liệu nhựa PVC và mặt keo cách điện nano để ngăn cách nguồn điện tốt nhất, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bạn và gia đình, nhất là gia đình nào có bé nhỏ hay người lớn tuổi.

Ưu tiên loại băng keo điện có chất liệu nhựa PVC và mặt keo cách điện nano bạn nhé

Ưu tiên loại băng keo điện có chất liệu nhựa PVC và mặt keo cách điện nano bạn nhé

1.3. Nguồn điện cung cấp cho đèn

Việt Nam chủ yếu sử dụng dòng điện 1 pha có hiệu điện thế đạt 220V/50Hz. Vì đèn chùm thường có thiết kế lớn, nhiều bóng đèn nên cần được duy trì nguồn điện ổn định, không gặp tình trạng chập chờn vì rất dễ làm cháy bóng, phát nổ cực nguy hiểm. 

Do vậy, bạn cần kiểm tra kỹ nguồn điện tại gia, đảm bảo đúng điện thế và có tính ổn định thì mới nối dây vào đèn chùm. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý chọn đèn chùm có công suất phù hợp (khoảng 25W đến 100W).

Trong trường hợp đèn chùm bạn chọn có công suất lớn từ 100W trở lên thì bạn phải sử dụng dây điện to và đi đường dây riêng, không chung với dây điện sinh hoạt thông thường để tránh gây quá tải hay chập, cháy nổ nguồn điện. 

Để thực hiện đúng hướng dẫn lắp đèn chùm, nguồn điện cần đảm bảo duy trì ổn định

Để thực hiện đúng hướng dẫn lắp đèn chùm, nguồn điện cần đảm bảo duy trì ổn định

1.4. Tua vít 

Tua vít là dụng cụ siết ốc vít hoặc gỡ bỏ dạng cầm tay nhỏ gọn, cấu tạo bao gồm tay cầm và trục, phần đầu được tỉa nhỏ để vít ốc. Tua vít có nhiều kích cỡ đầu vít đa dạng, tùy thuộc đèn chùm có thanh chặn lớn hay nhỏ, ốc vít đầu bé hay to mà bạn chọn cho hợp lý.

Chẳng hạn, đèn chùm mâm sát trần, đường kính nhỏ ưu tiên chọn tua vít có kích cỡ đầu khoảng - #1, - #2 là vừa đẹp, giúp bạn thuận tiện khi thao tác.

Tua vít có nhiều kích cỡ đầu vít đa dạng, tùy thuộc loại đèn chùm mà bạn chọn loại đầu phù hợp

Tua vít có nhiều kích cỡ đầu vít đa dạng, tùy thuộc loại đèn chùm mà bạn chọn loại đầu phù hợp

1.5. Tắc kê 

Tắc kê sẽ tạo điểm bu lông neo chắc chắn và dài hạn trên trần nhà, từ đó giúp giữ thân đèn cố định, hạn chế lung lay và rơi rớt trong suốt quá trình sử dụng. 

Bạn có thể chọn tắc kê sắt hoặc tắc kê đạn đều được, nhưng cần lưu ý chọn chiều dài tắc kê phù hợp với nhu cầu sử dụng. Những loại đèn nhiều tầng, trọng lượng lớn cần tắc kê dài hơn (từ 65cm) để đảm bảo giữ chắc và không bị trượt hay rơi.

Tắc kê sắt/đạn chịu lực tốt, hỗ trợ nâng đỡ đèn chùm chắc chắn

Tắc kê sắt/đạn chịu lực tốt, hỗ trợ nâng đỡ đèn chùm chắc chắn

1.6. Găng tay, kính an toàn

Găng tay giúp bạn cầm, giữ đèn dễ hơn; hạn chế xước bề mặt đèn, đồng thời tạo lớp cách điện tự nhiên và giảm thiểu nguy cơ góc cạnh sắc của đèn cứa vào tay bạn. Bạn nên ưu tiên lựa chọn găng tay loại chống cắt, làm bằng cao su, size vừa ôm chặt lấy tay để thao tác thuận tiện hơn.

Kính an toàn bảo vệ đôi mắt bạn khỏi bụi bẩn khi khoan/cắt trần cũng như “đánh bay” nguy cơ đèn bị cháy hoặc chớp sáng gây nhòe và mờ mắt. Khi chọn mua kính an toàn, bạn nên chọn loại có phim dán PVB với độ dày từ 0.38mm trở lên, có phủ chống hóa chất để mắt được bảo vệ tối ưu nhất.

Đeo kính an toàn và găng tay đầy đủ để bảo vệ mắt và bàn tay của mình bạn nhé

Đeo kính an toàn và găng tay đầy đủ để bảo vệ mắt và bàn tay của mình bạn nhé

1.7. Thang gấp/giàn giáo

Nếu lắp đèn chùm nhỏ, trọng lượng nhẹ, bạn sử dụng thang gấp là được. Nhưng đối với loại đèn chùm có thiết kế đồ sộ, kích thước lớn, cần nhiều người giữ thì bạn nên có giàn giáo để hỗ trợ bạn đứng chắc, giảm thiểu nguy cơ té ngã khi lắp đèn. 

Sử dụng giàn giáo để tránh té ngã khi lắp đèn chùm có trọng lượng lớn, kích thước đồ sộ

Sử dụng giàn giáo để tránh té ngã khi lắp đèn chùm có trọng lượng lớn, kích thước đồ sộ

2. Bước 2: Lắp các bộ phận đèn chùm với nhau

Đèn chùm có rất nhiều mẫu mã và kiểu dáng, chia thành nhiều phân loại khác nhau như đèn chùm mâm, đèn chùm nến,... nên cách lắp đèn chùm mỗi loại cũng có sự khác nhau. Bạn cần nắm rõ đế lắp đặt các bộ phần đèn chùm đúng cách, chắc chắn, tránh được tình trạng rơi rớt trong quá trình sử dụng nhé. 

Điểm chung khi lắp ráp các loại đèn khác nhau là nên lắp phần xương đèn trước

Điểm trong cách lắp đèn chùm là nên lắp phần xương đèn trước, tạo khung để lắp đặt các bộ phần khác

2.1. Lắp đèn chùm thông tầng

Đèn chùm loại thông tầng có kích cỡ lớn, đồ sộ, nhiều chi tiết nhỏ như các dây pha lê, chao đèn, hạt trang trí và có trọng lượng khá nặng. Thông thường để lắp ráp các bộ phận, bạn sẽ cần sự hỗ trợ của người thân hoặc bạn bè, chứ không thể tự một mình lắp hoàn thiện. 

Đặc điểm của đèn chùm thông tầng là kích cỡ lớn, đồ sộ, nhiều chi tiết nhỏ và nặng

Các lắp đèn chùm thông tầng khác phức tạo do có nhiều chi tiết nhỏ, đồ sộ và khá nặng nên cần người lắp có kinh nghiệm

Đầu tiên, bạn gắn phần xương đèn vào trần, lắp dây điện đầy đủ (nhưng chưa bật nguồn kẻo bị giật điện), tránh lắp ráp hoàn thiện đèn ở dưới rồi đưa lên trần gắn, sẽ rất nặng và dễ rơi vỡ, rất nguy hiểm; thậm chí khó cố định đèn trong quá trình lắp đặt, đi dây. 

Kế đến, bạn mới nhờ người đưa từng chi tiết nhỏ của đèn như bóng đèn, dây trang trí,... lên để gắn vào xương đèn. Chú ý cẩn thận để không gắn sót, đồng thời rút gọn chuỗi pha lê, điều chỉnh thêm số bóng đèn sao cho phù hợp với chiều cao trần và không gian nhà. Cuối cùng bật công tắc điện lên để kiểm tra hệ thống điện là xong. 

2.2. Lắp đèn chùm nến

Đèn chùm dạng nến có nhiều kích cỡ nhưng thông dụng nhất là loại vừa và nhỏ, chuyên dụng cho không gian phòng khách, phòng ngủ có diện tích trung bình từ 25m2 với kiểu dáng đẹp mắt và khả năng chiếu sáng tốt.

Loại đèn này sở hữu nhiều chi tiết nhỏ, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ càng của người lắp ráp để chắc chắn khớp các điểm nối, giúp đèn sáng và hạn chế nguy cơ chập điện.

Đèn chùm nến cực đẹp và sáng, nhưng đòi hỏi cách lắp ráp phải tỉ mỉ và cẩn thận

Đèn chùm nến cực đẹp và sáng, nhưng đòi hỏi cách lắp ráp phải tỉ mỉ và cẩn thận

Cách lắp đặt đèn chùm nến phức tạp hơn một chút so với kiểu dáng đèn thông thường. Trước tiên, bạn lắp xương đèn với các thanh đèn rồi dùng ốc vít cố định vào trần, sau đó bạn mới tiến hành lắp bóng đèn và các chi tiết trang trí. Bạn không nên lắp bóng đèn ngay từ đầu vì sẽ rất nặng và rườm rà, gây khó khăn cho việc bắn chân đèn vào trần. 

2.3. Lắp đèn chùm có chóa 

Chóa đèn là bộ phận bao lấy bóng đèn, giúp tránh bụi bẩn và giữ đèn sáng đẹp, không bị chói. Phần chóa của đèn chùm thường được làm bằng thủy tinh đục, inox hoặc có nhiều hoa văn để che được bóng đèn bên trong, mang tính thẩm mỹ cao nhất.

Thông thường, đèn chùm có chóa sẽ bao gồm nhiều bóng đèn sắp xếp thành hình tròn, treo lên trần sẽ đủ độ sáng và đem đến cảm giác siêu ấm cúng. Trên thị trường hiện nay phổ biến các loại đèn chùm 8 chóa, đèn chùm 15 chóa,...

Mô phỏng cách lắp đèn chùm có chóa - bạn gắn chóa vào chân đèn, rồi tới bóng đèn nhé

Mô phỏng cách lắp đèn chùm có chóa - bạn gắn chóa vào chân đèn, rồi tới bóng đèn nhé

Loại đèn này có ưu điểm là khá nhỏ gọn, bạn có thể tự mình lắp được. Theo đó, đầu tiên bạn gắn các chóa vào chân đèn, rồi vặn bóng đèn tương ứng với từng chóa, sau đó cố định đèn vào trần nhé. Phần dây điện có thể luồn xuống âm trần hoặc lộ trần đều được, và không cần rút ngắn chuỗi.

2.4. Lắp đèn chùm sắt uốn

Đèn chùm sắt uốn lấy cảm hứng từ những chiếc lồng đèn xuất hiện mỗi dịp Trung thu của các quốc gia Đông Nam Á. Mẫu đèn này thường có dạng hình tròn, cầu hay bầu dục đối xứng tâm, trông rất gọn gàng và đẹp mắt. Có những mẫu đèn chùm sắt uốn nhỏ, gọn, chỉ có một tầng trong khi những loại khác thì đồ sộ và nhiều chi tiết. 

Đèn chùm lồng lấy cảm hứng từ những chiếc lồng đèn dịp Trung thu ở các nước Đông Nam Á

Đèn chùm lồng lấy cảm hứng từ những chiếc lồng đèn dịp Trung thu ở các nước Đông Nam Á

Mặc dù thiết kế và số lượng chi tiết có sự khác nhau giữa các mẫu đèn chùm sắt uốn nhưng cách lắp đặt thì khá tương đồng, không chênh lệch nhiều. Cụ thể, bạn sẽ tiến hành lắp ráp các bộ phận của đèn: lắp kệ đỡ bóng, lắp bóng đèn rồi tiến hành lồng khung sắt uốn bên ngoài vào.

Sau đó khoan/cắt trần, bắt ốc vít để cố định chân đèn. Tiếp theo, tiến hành luồn dây vào lỗ hổng và kết nối nguồn điện. Cuối cùng, gắn thêm chi tiết thả trang trí (nếu có) nữa là xong rồi đó.

2.5. Lắp đèn chùm mâm 

Khác với những loại đèn cầu kỳ, đèn chùm mâm khá đơn giản ở khâu lắp ráp chi tiết nhờ kết cấu tối giản, ít chi tiết rườm rà. Thông thường khi giao, nhà sản xuất sẽ lắp sẵn bộ phận của khung đèn, bạn chỉ cần nối các tầng với nhau và lắp thêm một số chi tiết thả rời trang trí nữa thôi. 

Đèn chùm mâm khá đơn giản ở khâu lắp ráp chi tiết nhờ kết cấu tối giản

Đèn chùm mâm khá đơn giản ở khâu lắp ráp chi tiết nhờ kết cấu tối giản

Để lắp đặt đèn chùm mâm lên trần, đầu tiên bạn dùng ốc vít dài để cố định thanh giữ đèn vào trần. Sau đó kết nối tăng phô với đèn và dấu vào trong để không lộ ra ngoài gây mất thẩm mỹ, rồi dùng ốc kết nối phần đèn với thanh chắn thật chắc chắn là hoàn thành. Nếu đèn chùm có chi tiết thả, trang trí nhỏ, bạn nên đợi gắn đèn lên trần xong rồi mới treo vào, như vậy tránh rườm rà và hạn chế nguy cơ rớt, hỏng trong khi lắp.

3. Bước 3: Kiểm tra điện áp và ngắt nguồn điện

Để không gặp phải nguy cơ chập điện, điện giật thì bạn cần kiểm tra hiệu điện thế kỹ càng, sau đó ngắt nguồn điện rồi mới tiến hành lắp đèn chùm. Cụ thể, bạn theo dõi cách kiểm tra - ngắt nguồn điện chuẩn khoa học sau đây:

  • Đo hiệu điện thế bằng cách sử dụng vôn kế mắc song song với 2 cực của nguồn điện (cực dương đi với cực dương, cực âm đi với cực âm), con số hiển thị trên vôn kế đạt khoảng 220V là an toàn.

  • Tiếp theo, đưa bút thử điện âm tường lại gần ổ cắm, quan sát xem bút có nhấp nháy và kêu tít tít hay không. Nếu có, bạn ngắt nguồn điện và đưa bút lại lần nữa để kiểm tra. Khi đèn không chớp sáng là chắc chắn nguồn điện đã được ngắt, bạn yên tâm để tiến hành lắp đèn chùm.

  • Khi ngắt công tắc nguồn điện (sập cầu dao điện), bạn có thể dán thêm một miếng băng keo điện vào để đánh dấu, tránh người nào không biết bật nguồn lên sẽ rất nguy hiểm.

Kiểm tra điện áp và ngắt nguồn điện trước khi lắp đèn để tránh xa nguy cơ chập điện

Kiểm tra điện áp và ngắt nguồn điện trước khi lắp đèn để tránh xa nguy cơ chập điện

4. Bước 4: Xác định khoảng cách lắp đèn

Mỗi loại đèn chùm sẽ có khoảng cách đèn và tầm nhìn; chiều dài của đèn lý tưởng giúp hài hòa và đẹp nhất cho ngôi nhà. Bạn có thể tham khảo các gợi ý sau: 

Khoảng cách lắp đèn lý tưởng: 

  • Đèn thông tầng: Chiều cao của đèn bằng 1/2 chiều cao của đèn. Đèn nên treo cao hơn tầm mắt, khoảng 1,67m. 
  • Đèn chùm nến: Khoảng cách từ đáy đèn xuống sàn nhà khoảng 2,15 - 2,3 m. 
  • Đèn chùm có chóa: Lắp đặt ở giữa bàn, cách khoảng 76 - 86 cm. 
  • Đèn chùm mâm: Lắp đặt ở phòng khách thường 1 - 1,5m. 
  • Đèn chùm có sắt: Khoảng cách lắp khoảng 2 - 2,3m. 

5. Bước 5: Treo đèn chùm lên trần

Hiện nay, nhà ở Việt Nam thường được thiết kế với 3 loại trần phổ biến, đó là trần thạch cao, trần bê tông và trần gỗ. Mỗi loại trần sẽ hơi khác biệt về cách treo đèn, bạn kéo xuống dưới để nắm rõ cách treo đúng cho trần nhà mình, đảm bảo đèn cố định chắc, không bị nứt trần hay rơi rớt trong quá trình sử dụng.

5.1. Trần thạch cao

Loại trần này có nhược điểm là sức chịu tải thấp do kết cấu chính của trần là khung nhôm, không thể nâng đỡ được các loại đèn có trọng tải quá cao. Vì thế, bạn không nên gắn trực tiếp móc treo của đèn vào trần vì nguy cơ rơi đèn rất cao, gây nguy hiểm cho gia đình và người thân.

Trần thạch cao yếu, chịu lực kém nên cần gia cố vào phần bê tông phía trên để giữ đèn cố định chắc chắn nhất

Trần thạch cao yếu, chịu lực kém nên cần gia cố vào phần bê tông phía trên để giữ đèn cố định chắc chắn nhất

Thay vào đó, bạn chọn sử dụng thanh chịu lực để tăng cường độ chắc chắn của trần hoặc tốt nhất là khoan/cắt trần (với kích thước lỗ cắt nhỏ hơn kích thước để đèn để đảm bảo tính thẩm mỹ) để giá đỡ đèn tiếp xúc với bề mặt bê tông ở phía trên. Phần bê tông này cực chắc, chịu lực cũng tốt nên sẽ đảm bảo giữ được đèn chùm. Bạn dùng tắc kê đạn để gia cố thẳng lên phần bê tông, rồi gắn chân đèn vào, xiết ốc thật chặt là được. 

Bạn tham khảo thêm chi tiết Cách lắp đèn chùm lên trần thạch cao để nắm được thao tác và cách tiến hành khoa học, đảm bảo sự an toàn cho bản thân nhé. 

Nhờ khéo léo gắn đèn vào bê tông mà phần thạch cao sẽ không chịu chút lực nặng nào,độ an toàn là cực cao

Nhờ khéo léo gắn đèn vào bê tông mà phần thạch cao sẽ không chịu chút lực nặng nào,độ an toàn là cực cao

5.2. Trần bê tông

Để tiến hành lắp đèn, bạn gia cố móc treo trực tiếp vào trần bằng tắc kê, sau đó luồn dây điện khéo léo để tránh lộ ra ngoài, tăng vẻ đẹp cho không gian. Riêng đối với dạng đèn chùm mâm, không có móc treo thì bạn sử dụng tắc kê sắt để cố định chân đèn vào trần để đảm bảo độ chắc chắn nhất vì cả trần và tắc kê sắt đều chịu lực cực tốt.

Trần bê tông có ưu điểm nổi bật trong khả năng chịu lực, thích hợp để treo đèn chùm trang trí

Trần bê tông có ưu điểm nổi bật trong khả năng chịu lực, thích hợp để treo đèn chùm trang trí

5.3. Trần gỗ

Khung sườn của trần gỗ cũng khá chắc và chịu lực ổn nhưng vẫn có nguy cơ lâu ngày, mối mọt xâm chiếm làm hỏng trần, gây rơi đèn. Nhằm đảm bảo an toàn, bạn nên kết hợp thêm thanh chịu lực cùng ốc vít gỗ cố định đều cả mâm đèn. 

Nếu vẫn chưa yên tâm, bạn khoan trần gỗ ra chừa một lỗ nhỏ (vừa với móc treo/giá đỡ đèn) rồi gắn trực tiếp đèn vào phần bê tông phía trên trần gỗ. Cách này đôi khi khiến một mảng trần lộ thiên nhưng nhìn chung sẽ được che lấp bởi ánh sáng của đèn và đế đèn nên sẽ không gây mất thẩm mỹ.

Dùng ốc vít gỗ để cố định đều hết cả mâm đèn khi lắp lên trần nhà bằng gỗ

Dùng ốc vít gỗ để cố định đều hết cả mâm đèn khi lắp lên trần nhà bằng gỗ

6. Bước 6: Khóa cố định đèn

Ngoại trừ đèn chùm mâm, các loại đèn chùm khác đều có chi tiết thả rơi xuống, dễ bị xê lắc và rơi vỡ, đặc biệt là khi có ai đó lỡ đụng vào hoặc trời có gió mạnh. Do đó, bạn cần tiến hành bước khóa cố định đèn lại. 

Cụ thể, bạn dùng tua vít xoay ngược chiều kim đồng hồ để siết phần ốc giữa đế gắn và mâm đèn vừa sát trần. Kế đến, bạn quan sát và tiến hành cố định từng móc kết nối các chi tiết trang trí. Nếu nhận thấy có chi tiết nào có móc bị lỏng hay hở thì bạn dùng kìm/tua vít siết chặt lại, đảm bảo đèn chắc chắn và không sợ bị rơi trong quá trình sử dụng. 

Dùng tua vít xoay ngược chiều kim đồng hồ để siết phần ốc và khóa cố định đèn

Dùng tua vít xoay ngược chiều kim đồng hồ để siết phần ốc và khóa cố định đèn 

7. Bước 7: Đi nguồn điện cho đèn chùm

Tiếp theo, bạn thực hiện đi nguồn điện để thắp sáng cho đèn chùm theo một trong 2 cách, một là đi nguồn điện âm trần, hai là đi điện nổi tùy theo điều kiện thực tế. Cụ thể như sau:

7.1. Đi nguồn điện âm trầm

Kiểu đi nguồn điện âm trần áp dụng được cho tất cả các mẫu mã, kiểu dáng của đèn chùm. Đi điện kiểu này không bị lộ dây điện ra, tăng nét đẹp cho trần nhà và giúp nổi bật ánh sáng của đèn chùm đẹp hơn, phù hợp với gia chủ có gu thẩm mỹ. 

  • Ưu điểm: Tính thẩm mỹ cao, hạn chế nguy cơ rò rỉ gây chập điện và giật điện

  • Nhược điểm: Yêu cầu kỹ thuật đi dây điện và cần có chuyên môn về mạch điện mới lắp được. 

  • Hướng dẫn cách đi nguồn điện chi tiết:

    • Bước 1: Dùng phấn vẽ lên trần và tường nhà về đường đi chi tiết của dây điện, sau đó dùng khoan để cắt tường và tạo rãnh theo đường vẽ có sẵn.

    • Bước 2: Cho đường ống vào rãnh, cố định lại bằng dây kẽm hoặc kẹp giữ.

    • Bước 3: Luồn dây điện vào trong đường ống và dùng hồ trám lại để che đi đường ống và rãnh tường.

Cách lắp đèn chùm đi nguồn điện âm trần giúp giảm nguy cơ rỉ sét, chập điện

Cách lắp đèn chùm đi nguồn điện âm trần giúp giảm nguy cơ rỉ sét, chập điện 

7.2. Đi nguồn điện nổi

Nguồn điện nổi dễ nhìn thấy từ bên ngoài nên không được ưa chuộng như cách đi nguồn điện âm tường. Nhưng nếu trần nơi bạn lắp đèn chùm làm bằng bê tông, không có nguồn điện sẵn thì bạn phải sử dụng cách đi nổi chứ không nên khoan/cắt tường để đi âm tường. 

  • Ưu điểm: Dễ lắp đặt 

  • Hướng dẫn cách đi nguồn điện chi tiết:

    • Bước 1: Dùng ống nhựa tròn/hoặc dẹt để chạy đường dây điện trên trần, cố định bằng bọ giữ dây điện trang trí. Sau đó luồn dây điện vào trong.

    • Bước 2: Nối dây điện với ổ cắm rồi kết nối vào nguồn điện là xong. Bạn có thể tạo hình đường dây điện bằng dây hoa hoặc đèn chớp để trần trông đẹp hơn.

Trần nhà bằng bê tông, không có nguồn điện sẵn thì phải sử dụng cách đi nguồn điện nổi

Trần nhà bằng bê tông, không có nguồn điện sẵn thì phải sử dụng cách đi nguồn điện nổi

8. Bước 8: Kiểm tra và điều chỉnh đèn chùm

Sau khi lắp đặt đèn chùm xong, bạn đừng quên kiểm tra và điều chỉnh đèn chùm để đảm bảo đèn sáng đều đẹp, không bị lỏng ốc trong suốt thời gian sử dụng. Đồng thời, hỗ trợ nâng cao tuổi thọ cho đèn lâu bền nhất. Cụ thể bạn kiểm tra như sau:

  • Kiểm tra vị trí đèn chùm: Sau khi lắp đặt, vị trí của đèn đôi khi bị lỏng, bắt vít chưa chặt dẫn đến nguy cơ rơi rất cao. Do vậy, bạn nên kiểm tra lại lần nữa để xem đèn lắp đúng vị trí đã đánh dấu chưa, ốc vít đã siết chặt chưa. Nếu chưa thì bạn chủ động nới lỏng ốc vít để điều chỉnh đèn về đúng vị trí, rồi vặn ốc thật chắc nhằm tạo sự cân đối, đẹp mắt và an toàn khi sử dụng.

  • Kiểm tra bóng đèn: Mở nguồn điện và quan sát xem các bóng đèn có sáng đều chưa, có bóng nào bị nhấp nháy hoặc không sáng. Nếu có, ngắt nguồn điện và vặn bóng lại cho chắc, rồi mở điện lại để kiểm tra.

  • Điều chỉnh hướng chiếu sáng của đèn: Bạn mở đèn sáng và nhìn từ nhiều phía xem hướng chiếu của đèn đã đúng như mong muốn của bạn chưa. Nếu bị lệch hoặc chiếu quá xa, quá gần thì bạn ngắt điện, rồi điều chỉnh đèn chùm lại để ánh sáng chiếu đẹp và đúng ý.

Kiểm tra đèn chùm và tiến hành điều chỉnh nếu đèn chưa sáng hoặc chưa đúng mong muốn của bạn

Kiểm tra đèn chùm và tiến hành điều chỉnh nếu đèn chưa sáng hoặc chưa đúng mong muốn của bạn

9. Bước 9: Vệ sinh đèn chùm sau khi lắp

Khi khoan/cắt trần, nhất là trần thạch cao sẽ có nhiều bụi bẩn từ trần rơi xuống đèn chùm. Các thành viên hỗ trợ lắp đặt cũng dễ sơ ý để lại dấu vân tay khi cầm giữ, lắp ráp đèn chùm làm giảm nét đẹp của đèn. Vì thế, vệ sinh đèn chùm sau khi lắp là bước giúp đèn không bị bám bẩn, luôn sáng đẹp và mang tính thẩm mỹ cao. 

Hầu hết các mẫu đèn chùm đều được phun thêm lớp chống bụi nên bạn chỉ cần dùng khăn khô, lau nhẹ từng ngóc ngách đến khi hết bụi và vân tay là được. Riêng đối với đèn chùm pha lê có kết cấu phức tạp hơn, bạn tham khảo bài viết Cách vệ sinh đèn chùm pha lê tại nhà nhanh gọn - dễ dàng để thực hiện lau chùi cho đúng, tránh làm sai khiến pha lê bị mất màu và giảm độ sáng.

Dùng khăn khô lau nhẹ các chi tiết của đèn chùm đến khi sạch bụi và vân tay

Dùng khăn khô lau nhẹ các chi tiết của đèn chùm đến khi sạch bụi và vân tay 

10. 3 lưu ý gia chủ cần biết khi tự lắp đèn chùm tại nhà

Ngoài việc tuân thủ đúng các hướng dẫn lắp đèn chùm ở trên, bạn vẫn cần nắm rõ 3 lưu ý quan trọng sau để lắp cho đẹp, đúng như ý muốn và tiết kiệm chi phí nhất.  

 10.1. Chọn vị trí treo đèn phù hợp: 

Ánh sáng rực rỡ của đèn kết hợp với không gian phù hợp sẽ góp phần mang đến nét sang trọng và sự bề thế cho ngôi nhà. Tùy thuộc diện tích nơi treo đèn chùm lớn hay nhỏ mà bạn chọn loại đèn và vị trí treo phù hợp. Chẳng hạn:

  • Phòng có diện tích lớn (từ 30m2 trở lên): Treo đèn chùm nến, đèn chùm pha lê có đường kính lớn từ 80 - 150cm, thiết kế tỉ mỉ và chọn treo ngay trung tâm phòng để chiếu sáng đều và trọn góc.

  • Phòng có diện tích nhỏ (dưới 30m2): Chọn đèn chùm có kiểu dáng đơn giản, đường kính nhỏ từ 30 - 80cm, treo ở chính giữa phòng để tạo sự ấm cúng và cân xứng cho không gian.

Cần lưu ý cách lắp đèn chùm phù hợp với diện tích căn phòng và chọn vị trí trung tâm để tạo sự cân đối cho không gian

Cần lưu ý cách lắp đèn chùm phù hợp với diện tích căn phòng và chọn vị trí trung tâm để tạo sự cân đối cho không gian 

10.2. Nhờ sự trợ giúp của người thân, bạn bè

Vì đèn chùm có trọng lượng nặng, lại nhiều chi tiết, khi lắp lên trần bạn nên nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thân và bạn bè. Bạn cần tránh chủ quan mà tự lắp một mình, không cẩn thận làm rơi đèn xuống người rất nguy hiểm. 

Nhờ sự trợ giúp của người thân, bạn bè để lắp đèn an toàn và nhanh chóng

Nhờ sự trợ giúp của người thân, bạn bè để lắp đèn an toàn và nhanh chóng

10.3. Thuê thợ lắp nếu cấu trúc đèn quá phức tạp

Nếu đèn chùm có quá nhiều chi tiết nhỏ, lắp đặt phức tạp và dễ bị chập cháy, đứt dây điện thì bạn nên thuê dịch vụ lắp đèn chùm tại nhà. Đừng ỷ lại và chủ quan, tự mình lắp kẻo gây nguy hiểm cho bản thân. 

Hiện nay, có rất nhiều dịch vụ lắp đặt đèn chùm giá rẻ và bảo hành dài lâu để bạn tham khảo. Hoặc bạn có thể yêu cầu nơi bán đèn chùm cho mình lắp đặt giúp, chỉ mất thêm chút chi phí nhỏ nhưng đảm bảo đẹp, an toàn cho bạn và người thân trong gia đình.

Nếu cấu trúc đèn phức tạp, nhiều chi tiết và nặng, bạn nên thuê dịch vụ lắp tại nhà hoặc nhờ nơi bán lắp ráp giúp luôn

Nếu cấu trúc đèn phức tạp, nhiều chi tiết và nặng, bạn nên thuê dịch vụ lắp tại nhà hoặc nhờ nơi bán lắp ráp giúp luôn

Trên thị trường có quá nhiều đơn vị cung cấp đèn chùm và dịch vụ lắp đặt tại nhà khiến bạn băn khoăn, không biết chọn nơi nào là uy tín và chất lượng nhất. Vậy bạn ưu tiên lựa chọn những đơn vị có giao hàng và lắp đặt tận nơi, bảo hành dài lâu và tư vấn tận tâm, rõ ràng để chắc chắn chọn được đèn đẹp và đỡ mất công lắp ráp, nhất là với những mẫu đèn chùm cầu kỳ, trọng lượng lớn. 

Gợi ý cho bạn địa chỉ Apollo Home với hơn 1000+ sản phẩm đèn chùm đa dạng mẫu mã cùng chất lượng cao cấp và uy tín. Apollo Home có chế độ đổi 1 - 1, bảo hành đến 3 năm, giao tận nơi trên toàn quốc và hỗ trợ lắp đèn chùm miễn phí cực hấp dẫn. Bạn chỉ cần chọn mẫu yêu thích, còn lại cứ để Apollo Home lo nhé!

Trên đây là hướng dẫn cách lắp đèn chùm với 8 bước cực đơn giản và 3 lưu ý quan trọng để lắp đèn tại gia an toàn. Nếu vẫn còn băn khoăn, bạn để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất. Chúc bạn lắp đặt thành công và sở hữu không gian sống đẹp đúng ý nhé!

BÀI VIẾT XEM NHIỀU

Có thể bạn cũng thích

Google Map Đường đi
Chat Facebook (8h-20h)
Chat Zalo (8h-20h)
09.1541.9868 (8h-20h)